Comfort and culture: Phở for the soul (Phở, món ăn cho tâm hồn. Hương vị văn hóa)

 

Comfort and culture: Phở for the soul – Phở, món ăn cho tâm hồn. Hương vị văn hóa

 

I like to think of my relationship to Vietnamese food as an indicator of my relationship to my heritage and my parents. Sometimes, it’s delightful, sometimes it’s bad, most of the time, it’s complicated and ambivalent and that is ok. I have come a long way in coming to terms with my Vietnamese roots and my parents and this shows in my relationship to the Vietnamese cuisine.

As a child and teenager, Vietnamese food was a natural everyday occurrence. It felt weird not to have rice with side dishes as a meal. But because of my struggling relationship to my parents at that time, the dishes we had at home also felt very restricting. Having something other than Vietnamese food compared to savouring a taste of freedom. At home, western and Vietnamese values always clashed. This was not only in regard to choice of friends and activities, school performance, maintenance of traditions and language, but also regarding food. For example, when we decided to have a sandwich instead of a full meal – or worse, no meal at all because we already ate outdoors with friends. Due to these negative aftertastes, I never really learnt to cook Vietnamese food. My parents tried to teach us but gave up eventually after working for more than 12 hours almost everyday for several years. It was easier to just serve us the food than get into constant and tiring fights over cultural responsibilities. Some Vietnamese dishes I never really got to fully enjoy. Take for example cháo gà. Just like chicken soup, it is supposed to be a comfort food in times of sickness. However, I personally like neither the texture nor the taste. Maybe I just never had a good cháo gà but that would insult my mom’s cooking skills and provoke a spanking session. Same goes for my German roots. I resent asparagus. Both boiled and fried, the vegetable only gives me grief. Yet, again, maybe I just never had well-prepared asparagus! But I would rather go sky jumping without a parachute than suggest that my boyfriend’s grandmother’s cooking skills suck.

However, Vietnamese food also helped me to connect with other Vietnamese and Asian people with similar experiences. We bonded through struggles and happiness. Struggles like being considered too skinny and too fat at the same time, like being forced to have even more food despite the physical criticism, or like being teased by fellow students for the lunch prepared by parents with love. But also, happiness in relish of certain yummy foods, such as bún cha or đậu phụ sốt cà chua, a favourite comfort dish. Together, my friends and I might explore the diverse Asian cuisine but would always come back to our favourite of all. I know that my reality is completely different from the reality my parents perceive. Vietnamese food is everything to them. It is home and their means of survival and livelihood. Cooking emancipated them. I grew up working for my parents below minimum wage at their small restaurant. Working so closely with your parents for several hours everyday puts a huge strain on the relationship. That is why, ever since, I cannot stand the taste or smell of mì xào, commonly known as Chinese noodles or Chinapfanne. Or mango lassi for that matter. It took my parents several years to understand that drinking milk just triggered sickness in their child.

Still, as a Western-born, socioeconomically privileged woman with a Vietnamese background, my meaning of food exceeds sustenance. I may have whatever I want – except for lavish delicacies – everyday. I am at liberty to even throw food away and not bear any direct and grave consequences to my economic status. Realizing this made me appreciate my parents, Vietnamese food and my own position in the world. Moving away from home was not just my escape from the tight, suffocating family dynamic. It also facilitated the development of a healthy distance. Ever since I moved out, my relationship to my parents, to my heritage and to Vietnamese food improved dramatically. Today, I miss Vietnamese food. I crave it badly in times of estrangement and loneliness, on hot and cold days and during stressful periods. I even started learning to cook Vietnamese dishes despite my obvious lack of talent. My parents snigger at the sight of my trials when we video-chat and love giving me the helpful advice I should have applied at earlier stages of cooking. Today, I happily come back home to have the same Vietnamese food I refused a couple years earlier. Heck, I even go shopping with my mom for Vietnamese staples like gạo or nước mắm, commonly known as fish sauce.

To conclude, Vietnamese food means a lot to me. Both a home and a source of unfamiliarity as I discover new meals every now and then. It means trauma and love, care and constraint, solidarity and segregation. It is part of my identity just as German food is.

*** The author/Ba Linh would describe herself – if asked yet again where she comes from or what she is – as a Berliner. If not occupied by philosophical considerations of life or her sugar addiction, she is a Master of Public Policy candidate at the Hertie School of Governance in an attempt to learn how to conquer the world.

– – –

Viet – Version

Khi nghĩ về mối tương quan với cội nguồn và gia đình, tôi không thể không nhắc tới ẩm thực Việt. Mối tương quan này khá phức tạp vừa vui vừa buồn, có khi cả hai. Thế cũng tốt!. Tôi đã trải qua chặng đường khá dài suy nghĩ về khái niệm nguồn gốc Việt và gia đình. Điều này phản ánh khá nhiều trong mối quan hệ của tôi với ẩm thực Việt.

Khi còn nhỏ, ngày nào tôi cũng ăn đồ Việt. Hôm nào không có cơm và các món khác thì như là chưa ăn gì vậy. Nhưng do sự bất hòa với bố mẹ hồi đó, nên món ăn nào cứ ăn ở nhà là thấy khó nuốt. Ngày đó Khi được ăn những món ăn khác đồ Việt Nam dường như là một sự giải thoát cho tôi. Hồi đó ở nhà tôi các giá trị phương Tây và Việt Nam hầu như lúc nào cũng bị mâu thuẫn. Sự mâu thuẫn này không chỉ thể hiện ở việc chọn bạn bè hay các trò chơi, các buổi biểu diễn trong trường, việc duy trì truyền thống và ngôn ngữ mà còn cả ở việc ăn uống hàng ngày. Chẳng hạn khi chúng tôi không chịu ăn cùng, hoặc tệ hơn, bỏ bữa vì đã ăn bánh mỳ kẹp thịt cùng bạn bè bên ngoài. Do những nguyên nhân khó chịu trên tôi nhất quyết không chịu học nấu đồ ăn Việt. Bố mẹ tôi cuối cùng cũng bỏ cuộc khi cứ cố bỏ ra gần nửa ngày trời bắt chúng tôi học nấu ăn trong vòng mấy năm liền. Cuối cùng thì thà nấu ăn cho chúng tôi còn hơn ngày nào cũng cãi vã về việc duy trì văn hóa. Có mấy món ăn Việt Nam mà tôi chưa bao giờ thích thực sự, ví dụ như món cháo gà. Món này ăn giống như món súp gà, thường là món ăn cho người ốm. Tuy nhiên tôi không thích hương vị và cả chất liệu của món ăn này. Có thể tôi chưa có dịp ăn đúng món cháo gà ngon, điều này có thể sẽ làm phật lòng mẹ tôi và gây ra một vụ sấm sét mới. Nhưng thực ra khi nói về món ăn Đức thì cũng có những chuyện tương tự. Chẳng hạn tôi ghét cay ghét đắng món măng Tây. Nướng hay luộc đi chăng nữa tôi đều không chịu nổi. Đấy, cũng có thể là tôi chưa được ăn món măng tây nấu cho ra hồn, nhưng tôi thà nhảy lầu còn hơn nói mẹ chồng tương lai tôi nấu ăn không khéo.

Tuy nhiên, món ăn Việt cũng giúp tôi kết nối với những người Việt và châu Á khác có cùng cảnh ngộ tương tự.  Chúng tôi cùng nâng đỡ nhau trong lúc vui lẫn lúc buồn. Nhũng lúc buồn là những trận cãi vã vì bị gọi là quá gầy hay quá béo cùng một lúc, hay bị ép ăn thêm khi cơ thể không cho phép, hay bị bạn bè cùng lớp trêu chọc vì bữa trưa được bố mẹ chuẩn bị quá cẩn thận. Nhưng cũng có lúc vui, như niềm hạnh phúc được thưởng thức các món ăn ngon như bún chả hoặc đậu phụ sốt cà chua, một món ăn rất thanh nhã. Mấy người bạn và tôi thường muốn khám phá các món mới nhưng cuối cùng cũng luôn quay lại mấy món ưa thích này. Tôi nhận thức rằng thực tế của tôi hoàn toàn khác với thực tế mà bố mẹ tôi đang cảm nhận. Món ăn Việt đối với bố mẹ là tất cả. Đó là những gì gần gũi thân thương của mái ấm gia đình, là phương tiện sinh tồn và là cả hoạt động giải trí của bố mẹ. Nấu nướng giúp họ được giải phóng. Từ nhỏ đến lớn tôi đã làm việc cùng bố mẹ với mức lương dưới mức trung bình ở cửa hàng ăn của bố mẹ. Ngày nào cũng làm việc vài giờ cùng bố mẹ làm cho mối quan hệ của gia đình tôi ngày càng phức tạp. Chính vì thế mà đến tận giờ tôi vẫn không chịu nổi mùi mì xào, hay còn gọi là mỳ tàu hay chinapfanne. Món sinh tố xoài cũng vậy. Phải mất vài năm bố mẹ tôi mới nhận ra uống sữa chỉ làm con họ phát ốm.

Tuy nhiên là một phụ nữ Việt  sinh ra ở phương Tây, kinh tế có phần khá giả thì đối với tôi ăn uống không chỉ có nghĩa là tồn tại. Trừ các món sơn hào hải vị, ngày nào tôi cũng được ăn các món tôi ưa thích. Thậm chí Tôi còn có thể ném đồ ăn đi mà không phải lo lắng nhiều đến hậu quả thiệt hại kinh tế. Nhận thức được điều này giúp tôi trân trọng bố mẹ, món ăn Việt và vị thế của tôi đối với thế giới hơn trước. Khi chuyển ra ngoài sống tôi không chỉ trốn thoát không khí ngột ngạt của gia đình mà khoảng cách an toàn này còn giúp cải thiện quan hệ của tôi với bố mẹ với nguồn gốc văn hóa cũng như với đồ ăn Việt khá nhiều.

Giờ đây tôi nhớ đồ ănn Việt. Tôi nhớ cồn cào khi cô đơn, khi trời nóng hay lạnh hoặc lúc gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tôi thậm chí còn bắt đầu học nấu ăn dù không được khéo léo cho lắm. Bố mẹ tôi cũng ngửi hơi được sự cố gắng của tôi khi đang chát video và thường cho tôi lời khuyên bổ ích khi nhắc tôi nên cho gia vị gì thêm trước đó. Giờ đây tôi hoàn toàn hạnh phúc khi về nhà ăn lại những món ăn ngày xưa mà tôi từng chê bai . Có khi tôi còn đi chợ cùng mẹ mua những đồ ăn để được lâu ngày như gạo hoặc nước mắm, hay còn gọi là fish sauce.

Tóm lại, đồ ăn Việt đối với tôi có ý nghĩa khá lớn dù là món ăn quen thuộc ở nhà mẹ nấu hay món ăn lạ mà tôi tình cờ khám phá lúc này lúc kia. Đó là sự kết nối của niềm vui, nỗi buồn, sự quan tâm chia sẻ hay xung khắc bất hoà, của đoàn kết hay chia xa. Đó là một phần của con người tôi, cũng y như đồ ăn Đức vậy.

***Về tác giả: Nếu ai lại hỏi chị là ai và từ đâu đến thì tác giả tiểu luận sẽ tự giới thiệu mình là: Ba Linh và là người Berlin. Ngoài nhẫm nghĩ về quộc sống và theo đuổi thói nghiện đồ ngọt, chị đang hoàn thành bằng thạc sĩ về Quản lý Chính sách Nhà nước tại ĐH Hertie School of Governance.